Làm thế nào để tối ưu mặt bằng công trường xây dựng?

HOME - BẢN TIN -Tin ngành thép


Mục lục


Mặt bằng công trường là một yếu tố quan trọng của mỗi dự án xây dựng, bởi đây là nơi diễn ra toàn bộ các hoạt động thi công, xây dựng của nhà thầu. Việc bố trí mặt bằng công trường khoa học và tối ưu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhà thầu trong quá trình thi công.

Những lợi ích của việc tối ưu mặt bằng công trường xây dựng là gì và cần làm gì để tối ưu mặt bằng công trường xây dựng? Hãy cùng Thép Chính Đại tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

I. Mặt bằng công trường là gì?

Mặt bằng công trường bao gồm toàn bộ những khu vực liên quan đến quá trình thi công, xây dựng, bao gồm mặt bằng thi công, mặt bằng tập kết vật liệu xây dựng, máy móc, mặt bằng các cơ sở vật chất kỹ thuật tại công trường để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và đời sống của công nhân tại công trường.

II. Tại sao cần bố trí mặt bằng công trường ngăn nắp?

Do mặt bằng công trường bao gồm toàn bộ những khu vực liên quan đến quá trình thi công, xây dựng nên nếu không được bố trí ngăn nắp thì sẽ phát sinh nhiều khó khăn cho công nhân trong quá trình thi công. Ngoài ra, thiết kế mặt bằng không khoa học và bố trí không ngăn nắp cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những rủi ro tai nạn lao động như vật liệu rơi, va đụng giữa công nhân với máy móc, thiết bị… 

mặt bằng công trường

Việc bố trí mặt bằng công trường hợp lý và khoa học sẽ đảm bảo lưu thông tại công trường

Hơn nữa, việc bố trí công trường ngăn nắp sẽ giúp hoạt động lưu thông tại công trường dễ dàng hơn. Công nhân, máy móc dễ tiếp cận tới vật liệu xây dựng, từ đó giúp giảm thiểu chi phí cẩu. Năng suất thi công từ đó cũng được nâng cao, góp phần đảm bảo tiến độ thi công công trình cho nhà thầu. 

III. Các điểm cần lưu ý khi bố trí mặt bằng công trường

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi bố trí mặt bằng công trường, giúp việc bố trí được tối ưu và hiệu quả hơn. 

1. Xác định trình tự công việc sẽ tiến hành

Trước khi tiến hành bố trí mặt bằng công trường, cần xác định trình tự công việc sẽ tiến hành để đảm bảo không bị thiếu, sót phần công việc nào khiến nhà thầu rơi vào thế bị động trong quá trình triển khai bố trí mặt bằng. 

Khi tiến hành các bước chuẩn bị và bố trí mặt bằng công trường, nhà thầu có thể tham khảo trình tự các bước như sau:

  • Công tác bàn giao mặt bằng: Công tác bàn giao mặt bằng thường được tiến hành ngay sau khi có quyết định giao thầu và ký kết hợp đồng thi công. Nhà thầu cần tiến hành các thủ tục để thực hiện công việc bàn giao mặt bằng với chủ đầu tư. Đồng thời, nhà thầu cũng cần bố trí lực lượng trắc địa tới tiến hành khảo sát, đo đạc lại chi tiết khu vực thi công. Điều này sẽ giúp nhà thầu nắm rõ chi tiết và các điều kiện của hiện trường, từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình đánh giá hiện trạng kết cấu kiến trúc các công trình lân cận, phục vụ cho quá trình thi công. 
  • Công tác thăm dò mặt bằng: Công tác thăm dò mặt bằng thực chất đã được nhà thầu tiến hành trong quá trình lập hồ sơ dự thầu. Khi tiếp nhận mặt bằng, nhà thầu cần thực hiện các công tác thăm do mặt bằng một lần nữa để xác định kích thước, kết cấu móng của các công trình lân cận để có biện pháp thi công phù hợp. Đồng thời, nhà thầu cũng cần xác lập tính khả thi cho các biện pháp thi công chống đỡ, đảm bảo an toàn cho công trình hiện hữu. 

Ngoài ra, nhà thầu cũng cần chú trọng đến việc khảo sát các công trình ngầm như đường ống, đường dây cáp điện, đường thông tin liên lạc để xác định giải pháp thi công tối ưu và có biện pháp giải phóng các công trình ngầm còn tồn tại trong khu vực thi công. 

  • Công tác dọn dẹp, vệ sinh mặt bằng

Sau khi đã thăm dò và xác định các đối tượng tại mặt bằng thi công, nhà thầu có thể tiến hành công tác dọn dẹp, vệ sinh mặt bằng. Cần đảm bảo làm phẳng mặt bằng và gỡ bỏ những đường dây, đường ống có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thi công để việc thi công, di chuyển máy móc dễ dàng hơn. 

  • Công tác chuẩn bị thi công: Công tác cuối cùng nhà thầu cần lưu ý là công tác chuẩn bị thi công. Trong giai đoạn này, nhà thầu cần so sánh thiết kế và trình chủ đầu tư nếu phát hiện sai lệch trong quá trình khảo sát lại mặt bằng. Đồng thời, nhà thầu cần chuẩn bị biện pháp thi công và tiến độ chi tiết cho từng đầu việc. Ngoài ra, nhà thầu cũng cần làm những công việc liên quan đến chuẩn bị mặt bằng thi công như xây tường rào, xây dựng lán trại cho công nhân, hệ thống điện & cấp thoát nước phục vụ thi công. Song song với đó, nhà thầu cần đảm bảo có đủ các loại giấy phép của cơ quan quản lý (giấy phép mở cửa thi công, thuê vỉa hè thi công, giấy phép cho phép các phương tiện vận chuyển vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị…) để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công tại công trường. 

2. Xây dựng lối đi tại mặt bằng công trường

Khi tiến hành xây dựng lối vào hoặc đường vành đai cho công nhân, nhà thầu cần chú ý xây dựng lối đi không có chướng ngại vật. Nhà thầu cũng cần chú ý đến những yếu tố rủi ro tai nạn lao động (link đến bài rủi ro tai nạn lao động) như vật liệu rơi, máy nâng, xe cộ… để có thông báo, biển chỉ dẫn thích hợp hay rào chắn biên bảo vệ (lan can, cầu thang…) tại những nơi có độ cao 2m trở lên. 

Với các phương tiện chuyên chở vật tư - vật liệu xây dựng, nhà thầu nên bố trí lối đi một chiều để hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông. Điều này không chỉ giúp công việc được thông suốt, đảm bảo tiến độ thi công mà còn giảm rủi ro gây mất an toàn cho công nhân khi các tài xế thiếu kiên nhẫn và giải phóng vật liệu một cách vội vã.

3. Bố trí, xây dựng nơi tập kết, lưu chứa vật liệu và thiết bị

Khi bố trí, xây dựng nơi tập kết, lưu chứa vật tư, vật liệu xây dựng, nhà thầu nên sắp xếp vật tư, vật liệu gần nơi sản xuất tương ứng. Điều này sẽ giúp việc di chuyển vật liệu thuận tiện, không mất nhiều thời gian hay chi phí cẩu, thuận tiện cho quá trình làm việc của công nhân. 

mặt bằng công trường

Khi bố trí mặt bằng công trường, nhà thầu nên sắp xếp vật tư, vật liệu gần nơi sản xuất tương ứng

Nếu do đặc thù mặt bằng công trường không cho phép thì việc bố trí các vị trí lưu chứa vật liệu có thể dựa trên nguyên tắc 07 ngày. Cụ thể, nhà thầu có thể bố trí kho tạm (kho kín cho các vật liệu cần bảo quản và bãi tập kết vật liệu rời như cát, đá, gạch…) tại công trường và đảm bảo các vật liệu được tập kết đến công trường trước khi sử dụng tối đa là 07 ngày. Với phương pháp này, nhà thầu cần lên kế hoạch cung ứng vật tư chi tiết theo từng giai đoạn để đảm bảo đủ vật liệu cho thi công, không chồng chéo các công việc. Điều này sẽ giúp nhà thầu đảm bảo tiến độ thi công đã đặt ra. 

4. Bố trí máy móc xây dựng

Việc bố trí máy móc xây dựng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu thi công của từng công trình và các giai đoạn, tiến độ thi công của dự án. Khi bố trí các thiết bị như cần cẩu tháp, nhà thầu cần tính đến hành trình quay của cần nâng, nơi nhận và nơi đặt vật nâng để tránh khả năng rơi vào đầu công nhân đang thi công hay người qua đường. 

Ngoài ra, nếu máy móc thiết bị không được sử dụng xuyên suốt quá trình thi công mà chỉ theo từng giai đoạn thì nhà thầu nên căn cứ vào kế hoạch thi công chi tiết để vận chuyển máy móc, bố trí vị trí đặt hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo hay để không máy móc, lãng phí diện tích mặt bằng. 

5. Bố trí các khu vực làm việc và các công trình phụ trợ

Việc bố trí các khu vực làm việc và các công trình phụ trợ cũng là phần việc quan trọng khi bố trí mặt bằng công trường, do đây là những phân khu chức năng phục vụ cho BQL dự án & công nhân như: văn phòng công trường, nhà bảo vệ, lán trại tạm, nhà vệ sinh… Việc bố trí các phòng ban chức năng nên xa khỏi khu vực thi công chính để giảm thiểu các ảnh hưởng tiếng ồn, khói bụi và các rủi ro tai nạn lao động khác. Ngoài ra, việc bố trí hợp lý các khu vực chức năng và công trình phụ trợ cũng giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường của công trình. 

6. Đảm bảo an toàn tại công trường 

Vấn đề đảm bảo an toàn tại công trường là vấn đề quan trọng của mỗi dự án. Để đảm bảo an toàn tại công trường, ngoài việc bố trí mặt bằng hợp lý để tránh rủi ro tai nạn lao động cho công nhân thì nhà thầu cần chú ý bố trí thiết bị cứu hỏa và tổ chức thoát hiểm hợp lý khi có sự cố.

mặt bằng công trường

Để tránh rủi ro mất an toàn lao động tại công trình, nhà thầu cần chú ý bố trí mặt bằng công trường hợp lý

6.1. Bố trí thiết bị cứu hỏa

Do đặc thù của các công trình xây dựng là mặt bằng công trường hẹp, thiếu lối thoát khi xảy ra hỏa hoạn nhưng lại có nhiều vật tư gây cháy, dễ bắt cháy; việc bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại công trình là một yêu cầu bắt buộc. Khi bố trí thiết bị cứu hỏa, nhà thầu cần đánh giá hiện trạng công trường, từ đó có phương án bố trí các phương tiện phòng cháy, chữa cháy như bình xịt, vòi nước, máy bơm… tại vị trí phù hợp.

6.2. Tổ chức thoát hiểm hợp lý

Tại mặt bằng công trường, nhà thầu có thể tổ chức thoát hiểm theo phương ngang hoặc phương đứng. 

  • Tổ chức thoát hiểm theo phương ngang: Nhà thầu có thể bố trí mặt bằng thông thoáng, sắp xếp các vật tư thiết bị thi công gọn gàng, ngăn nắp. Đồng thời, cần có hệ thống các biển chỉ dẫn lối thoát hiểm dẫn ra các đường xuống theo phương đứng khi có sự cố.
  • Tổ chức thoát hiểm theo phương đứng: Nhà thầu bố trí thêm hệ thống các cầu thang sắt thoát hiểm tại các vị trí thông thoáng ở mỗi tầng để trong trường hợp xảy ra sự cố, công nhân có thể dễ dàng di chuyển tới khu vực thang. Ngoài ra, nhà thầu có thể bố trí dây thoát hiểm tại từng tầng để công nhân chủ động di chuyển xuống khi có sự cố xảy ra. 

7. Bảo đảm điện áp và thiết bị chiếu sáng tại công trường

Việc bố trí điện tại công trường là một trong những công tác quan trọng nhất, vì nhiều máy móc thiết bị sử dụng tại công trường cần sử dụng đến nguồn điện để vận hành. Tuy nhiên, đây cũng là nguy cơ tiềm tàng cho các rủi ro tai nạn lao động nếu không có sự sắp xếp, bố trí mặt bằng hợp lý.

Nguồn điện cung cấp cho công trường nên sử dụng lưới điện sẵn có trong khu vực khi đã có sự cho phép của các cơ quan chủ quản để đảm bảo sự liên tục và ổn định. Việc lựa chọn lắp công tơ điện và dây cáp điện tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của nhà thầu, tuy nhiên khi lắp đặt hệ thống điện tại công trường, nhà thầu nên tách riêng thành mạch phục vụ cho thi công và mạch phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, chiếu sáng và bảo vệ. 

Nhà thầu cần bố trí tủ điện tổng và tủ điện nhánh tại các vị trí phù hợp và có thêm các thiết bị bảo vệ, đóng ngắt nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và khi xảy ra sự cố điện. Ngoài ra, nhà thầu có thể bố trí thêm máy phát điện trong khu vực công trường để đảm bảo thi công được thông suốt trong quá trình mất điện, không làm gián đoạn quá trình và tiến độ thi công dự án. 

IV. Sử dụng giải pháp vật tư từ nhà máy - giải pháp giúp tối ưu mặt bằng công trường

Trong thời gian gần đây, nhiều nhà thầu lựa chọn phương án tối ưu vật tư từ nhà máy - một trong những giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng, từ đó góp phần tối ưu mặt bằng công trường. 

Là một trong những biện pháp giúp tối ưu vật tư ngay tại nhà máy, giải pháp Ống cứu hỏa chuyên dụng WinFire đưa ra 03 gói giải pháp phù hợp với từng yêu cầu của nhà thầu, bao gồm: giải pháp ống đen và mạ kẽm chuyện dụng, giải pháp ống sơn và tạo sẵn ren rãnh, và giải pháp sẵn sàng thi công

tối ưu mặt bằng công trường

Là giải pháp tối ưu vật tư xây dựng tại nhà máy, WinFire giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng công trường

Với mỗi gói giải pháp, WinFire đều có những lợi ích tối ưu vật tư để tiết kiệm diện tích mặt bằng công trường cho nhà thầu. Gói ống đen và mạ kẽm chuyên dụng cung cấp hệ thống ống được mạ kẽm sẵn sàng tại nhà máy và với độ dày, độ dài phù hợp với yêu cầu công trình. Điều này cho phép nhà thầu có thể sử dụng ống ngay, không cần cắt hay phun mạ tại công trình. 

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà nhà thầu có thể lựa chọn giải pháp sơn và tạo ren rãnh sẵn hoặc giải pháp sẵn sàng thi công. Là giải pháp tiên phong ống cứu hỏa chuyên dụng tại Việt Nam, WinFire áp dụng phương pháp nối ống bằng gioăng và miếng đệm của Victaulic đã có từ năm 1922. Hệ ống được sơn và tạo ren, rãnh sẵn sàng tại nhà máy sẽ giúp nhà thầu loại bỏ hoàn toàn công việc cắt, sơn ống thủ công tại công trường, hỗ trợ tối ưu diện tích mặt bằng nhờ tiết kiệm được diện tích lưu ống trong thời gian cắt và chờ ống khô. Ngoài ra, phương pháp nối ống của Victaulic giúp đơn giản hóa việc ráp nối, công nhân không mất thời gian hàn ống và chờ ống. 

giải pháp bố trí mặt bằng công trường hiệu quả

WinFire là giải pháp ống cứu hỏa chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp nối ống bằng gioăng và miếng đệm của Victaulic đã có từ năm 1922

Ngoài ra, WinFire cũng đem lại nhiều lợi ích cho nhà thầu như tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, tiện dụng cho thi công và bảo trì và an toàn trong quá trình sử dụng. Với xu hướng PCCC tại Việt Nam ngày càng tiệm cận tiêu chuẩn thế giới, việc áp dụng các giải pháp tối ưu vật liệu tại nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn PCCC quốc tế là cần thiết cho mỗi công trình. 

Việc tối ưu mặt bằng công trường bằng việc tối ưu diện tích từng phần và áp dụng các giải pháp tối ưu vật liệu từ nhà máy như hệ ống chuyên dụng WinFire không những đem lại lợi ích về kinh tế mà còn giảm thiểu rủi ro tai nạn tại công trường. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh tốt về dự án đem lại  hiệu quả & tiết kiệm cho chính nhà thầu trong hiện tại và tương lai.

Nhận báo giá


Liên lạc ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm


Thông tin liên hệ


Mail

trucnh@chinhdaisteel.com


Hotline

(+84) 913 236 789 / (+84) 976 208 688


Fax

(+84) 321 3989526 – 3989525

Liên hệ

(+84) 913 236 789 / (+84) 976 208 688

Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Đại, Thôn Hoằng, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên