HOME - BẢN TIN -Tin ngành thép
BIM (Building Information Modeling) hay còn gọi là mô hình hóa thông tin công trình đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây và dần xuất hiện tại Việt Nam. Với những lợi ích trong việc tối ưu quản lý công trình cho các bên, trong đó hưởng lợi lớn nhất là nhà thầu, thuật ngữ này ngày càng trở nên quen thuộc.
Tuy nhiên, việc hiểu chính xác về BIM, những lợi ích của BIM và việc ứng dụng BIM trong tối ưu quản lý công trình cho nhà thầu như thế nào vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Thép Chính Đại tìm hiểu những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
BIM (Building Information Modeling) hay còn gọi là mô hình hóa thông tin công trình, là một quy trình liên quan đến việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số trong các quy trình thiết kế, thi công và vận hành các công trình.
Về bản chất, ta có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng và vật liệu của từng bộ phận trong công trình. Tất cả những thông tin và dữ liệu kỹ thuật này sẽ được tổng hợp trên phần mềm, từ đó người dùng có thể dễ dàng truy cập, trao đổi và chỉnh sửa.
BIM là một quy trình liên quan đến việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số trong các quy trình thiết kế, thi công và vận hành các công trình
Ngoài ra, việc kết hợp thông tin các bộ phận công trình khác như định mức, đơn giá hay tiến độ thi công… cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ đó, mô hình thực tại ảo của công trình có thể được dựng lên, trực quan và tối ưu hóa các thiết kế, thi công cũng như vận hành quản lý công trình. Những mô hình BIM do đó cao cấp hơn so với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần bởi không chỉ được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, mà còn được thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển dự án.
Với những lợi ích mà BIM mang lại, BIM dần được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng. Về cơ bản, BIM có những ứng dụng như sau trong ngành xây dựng:
Tuy nhiên, việc ứng dụng BIM tại các dự án ở Việt Nam còn chậm so với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Phần Lan… Ở những nước này, việc ứng dụng BIM trong các dự án xây dựng đã được luật hóa và có sự tham gia của Chính phủ với vai trò dẫn dắt, đưa ra chiến lược, lộ trình và đặt mục tiêu chung cho toàn ngành.
BIM được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nhờ có những ưu điểm phù hợp cho cả CĐT, kiến trúc sư, kỹ sư công trình và nhà thầu
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đã có những giải pháp đồng bộ nhằm tập hợp sức mạnh tổng thể của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp cũng như toàn nhân lực ngành Xây dựng. Kỳ vọng trong thời gian tới sẽ thúc đẩy triển khai áp dụng BIM đồng bộ, nhanh chóng và hiệu quả trên phạm vi toàn ngành.
BIM được coi là giải pháp hàng đầu để tối ưu quản lý công trình cho nhà thầu bởi những ưu điểm sau:
Do mô hình kỹ thuật từ BIM mô tả các công trình một cách thống nhất, đồng thời thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật liên quan đến bản vẽ, chi tiết thi công như nguyên liệu, vật liệu… BIM sẽ giúp cải thiện sự tương tác giữa nhà thầu với chủ đầu tư và nhà thầu với các nhà thầu phụ. Việc tương tác sẽ dễ dàng hơn xuyên suốt tiến trình dự án, từ thiết kế tới toàn bộ quá trình thi công.
Với khả năng xây dựng các không gian thiết kế ba chiều riêng biệt, BIM giúp nhà thầu có thể ngồi lại với các bên thiết kế và thi công để thống nhất các vấn đề liên quan trước khi bắt đầu quá trình xây dựng. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro sai sót dẫn đến thất thoát, lãng phí kinh phí xây dựng.
BIM mang lại nhiều lợi ích cho CĐT và nhà thầu bởi khả năng xây dựng các không gian thiết kế ba chiều riêng biệt
Nhờ khả năng xây dựng mô hình thống nhất và trực quan, BIM giúp nhà thầu dễ dàng tham khảo việc bố trí mặt bằng cũng như các phương án thi công khác nhau. Việc bố trí mặt bằng của thiết bị cẩu lắp, nguyên vật liệu xây dựng, cũng như các công trình tạm ở trên công trường… sẽ được trực quan hóa để nhà thầu dễ quản lý và kiểm tra các kế hoạch thi công. Từ đó, nhà thầu sẽ tìm ra phương án tối ưu, hiệu quả nhất về mặt thời gian, nhân lực và chi phí.
BIM cho phép CDT và nhà thầu dễ dàng tham khảo việc bố trí mặt bằng và các phương án thi công khác nhau
BIM giúp xây dựng một mô hình thống nhất, giúp các kỹ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, các kiến trúc sư… đều có thể theo dõi chính xác tiến độ của dự án. Việc này giúp xây dựng và xác định được trình tự thi công thống nhất ngay từ ban đầu, không những giúp kiểm định được tính khả thi của từng bước thực hiện mà còn tránh việc chồng chéo các công đoạn thi công, hạn chế tối đa lãng phí cho nhà thầu.
Vì mọi mô hình trên BIM đều có chiều sâu và độ chính xác cao nên nhà thầu có thể dễ dàng lượng hóa các khoản đầu tư và chi phí. Điều này sẽ giúp nhà thầu giảm thiểu các khoản phát sinh về chi phí lẫn thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mát trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu.
Như đã đề cập ở trên, BIM đã bắt đầu trở nên phổ biến trong ngành xây dựng tại Việt Nam. Nhiều chủ đầu tư, nhà thầu đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng BIM trong quản lý công trình và bắt đầu triển khai áp dụng vào các dự án từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho tới giai đoạn quản lý thi công.
Bên cạnh đó, các vấn đề về BIM cũng được đề cập đến tại nhiều buổi hội thảo chuyên đề tổ chức bởi các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Xây Dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông… hay các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các đơn vị tư vấn tổ chức,BIM nhận được sự quan tâm tích cực của các chuyên gia, chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý dự án…
Thời gian trước đây, phần lớn các dự án được ứng dụng BIM hiện nay tại Việt Nam đều có yếu tố nước ngoài (do nước ngoài đầu tư hoặc thuê tư vấn quản lý dự án, thiết kế nước ngoài). Cho tới nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu… đã bắt đầu quan tâm, xem xét triển khai ứng dụng BIM do nhận thức được các lợi ích mà BIM mang lại như tập đoàn VinGroup, Vietinbank, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc,...
Times City Park Hill 6 là một trong những công trình ứng dụng BIM
Các dự án tiêu biểu áp dụng BIM hiệu quả có thể kể đến như Park Hill 6, VietinBank Tower, cảng Cửa Lò, cầu Thủ Thiêm 2, KCN Nhơn Trạch 6. Việc ứng dụng BIM trong các dự án kể trên không chỉ giúp nhà thầu, chủ đầu tư rút ngắn tiến độ thi công mà còn tiết kiệm chi phí thông qua việc tối ưu hóa và xử lý trước các khó khăn trong giai đoạn thi công. Một số dự án như nhà máy Cheeky rút ngắn được 10% tiến độ; Park Hill 6 giảm được 8% công việc phải làm lại và giảm khoảng 40% thời gian xử lý các thay đổi khi thi công… Đặc biệt, việc ứng dụng BIM trong dự án nhà để xe ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất TP Hồ Chí Minh đã kiểm soát khối lượng thời gian thi công đạt độ chính xác trên 95%...
Với tình trạng hiện nay khi BIM bắt đầu được quan tâm và định hướng triển khai đồng bộ hơn, đã có nhiều bộ luật được ban hành có liên quan đến ứng dụng BIM trong ngành xây dựng.
Một số bộ luật có thể kể đến như:
Ngoài ra, có một số văn bản khác cũng có những nội dung đề cập đến BIM như:
Như vậy có thể thấy, BIM ngày càng chứng minh được những ưu điểm vượt trội của mình trong việc giúp các nhà thầu dễ dàng và tối ưu việc quản lý công trình. Không chỉ giúp giảm thiểu các đầu việc và khiến việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, BIM còn giúp nhà thầu tiết giảm chi phí, đóng góp vào thành công của dự án.
Nhận báo giá
Liên lạc ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm
Thông tin liên hệ
trucnh@chinhdaisteel.com
Hotline
(+84) 913 236 789 / (+84) 976 208 688
Fax
(+84) 321 3989526 – 3989525
(+84) 913 236 789 / (+84) 976 208 688
Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Đại, Thôn Hoằng, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên